Một vài nhánh khác của Chủ nghĩa Thực tế Chủ_nghĩa_vị_lợi

Chủ nghĩa thực tế bị động

Trong tác phẩm “The Open Society and its Enemies” (1945), Karl Popper tranh luận rằng những nguyên lý “sự thỏa mãn ở mức tối đa” nên được thay thế bằng những nguyên lý “sự giảm thiểu thấp nhất nỗi đau”. Ông nghĩ “Điều đó là không thể thậm chí nguy hiểm khi cố gắng đạt lấy sự thỏa mãn một cách tối đa hay hạnh phúc cho mọi người”, vì một nỗ lực như vậy sẽ dẫn tới chế độ một Đảng (totalitarianism). Ông tuyên bố rằng:

Từ quan điểm đạo đức, sẽ không có sự cân bằng giữa nỗi đau khổ và sự hạnh phúc, hay sự đau đớn và sự thỏa mãn… Cụ thể, những người đói khổ sẽ kêu gọi lòng nhân đạo để cứu vớt họ, trong khi đó sẽ không có lời kêu gọi nào để làm tăng hạnh phúc của những con người sẵn sàng làm việc thiện. Một lời chỉ trích mạnh hơn đối với những người theo thuyết Thực tế “tối đa hóa sự thỏa mãn” là giả định rằng có một thang đo liên tiếp sự thỏa mãn-nỗi đau, cho phép chúng ta coi mức độ đau đớn như một “mức độ trừ” của sự thỏa mãn. Nhưng, từ góc nhìn Đạo đức, nỗi đau không thể được lấp đầy bởi sự thỏa mãn, và quan trọng hơn không nỗi đau của người nào bị vơi đi từ hạnh phúc của một người khác. Thay vì tìm hạnh phúc tuyệt đối cho số lượng người tuyệt đối, một người nên khiêm tốn hơn, đó là tìm cách tránh những nỗi đau một cách nhiều nhất có thể
— 

Thuật ngữ Chủ nghĩa thực tế bị động được giới thiệu bởi R.N.Smart trong một tiêu đề của một bức thư ông trả lời Popper. Trong thư ông cũng tranh luận rằng những nguyên lý bao gồm cả sự tìm kiếm những phương pháp nhanh nhất và ít nhất trong việc giết chết toàn bộ nhân loại.

“Chủ nghĩa Thực tế bị động tuyệt đối”, trái lại, chịu đựng sự đau đớn có thể được an ủi bởi những con người có chung hoàn cảnh. “Chủ nghĩa thực tế bị động ham muốn” tránh những vấn đề của việc giết chóc với việc đề cập đến những ham muốn mà việc giết chóc sẽ phá hủy nó, trong khi nó vẫn cần một lời giải thích cho việc tạo ra những cá thể sống mới.[46] Một lời giải thích hợp lý là việc giảm mức độ trung bình của sự thất vọng trong các ham muốn.[47]

Một số nhà tư tưởng khác thấy Chủ nghĩa thực tế bị động như một nhánh của Chủ nghĩa thực tế hưởng lạc hiện đại, một học thuyết ủng hộ việc tránh những nỗi đau hơn là việc tìm kiếm hạnh phúc.[48] Mức độ của nỗi đau về khía cạnh đạo đức có thể tăng lên từ việc sử dụng một thang đo “cảm thông” của người theo Chủ nghĩa thực tế, để mà kết quả là tương tự như kết quả trong “Chủ nghĩa ưu tiên”(“prioritarianism”).[49] Những đại diện bi quan của Chủ nghĩa thực tế bị động là các trường phái Phật giáo.[50]

Chủ nghĩa thực tế động lực

“Chủ nghĩa thực tế động lực” được giới thiệu lần đầu tiên bởi Robert Merrihew Adams vào năm 1976.[51] Trong khi “Chủ nghĩa thực tế hành động” yêu cầu chúng ta đưa ra những hành động bằng cách tính toán hành động nào có thể tối đa hóa những lợi ích và “Chủ nghĩa thực tế nguyên tắc” yêu cầu chúng ta thực hiện theo những nguyên tắc đã được chấp nhận để tối đa hóa những lợi ích, thì Chủ nghĩa thực tế động lực “Có những sự tính toán thực tế dùng để lựa chọn những động lực và khuynh hướng tùy theo kết quả hạnh phúc của họ, và những động lực và khuynh hướng đó sau đó ảnh hưởng đến những lựa chọn hành động của chúng ta."[52]

Những cuộc tranh luận cho việc thay đổi đến các hình thức của Chủ nghĩa thực tế động lực ở mức độ cá nhân có thể được xem như sự phản chiếu những cuộc tranh luận cho việc thay đổi đến các hình thức của Chủ nghĩa thực tế nguyên tắc ở cấp độ xã hội.[53] Adams đề cập đến quan điểm của Sidgwick rằng “Hạnh phúc(chung hay của từng cá nhân) dường như có thể đạt được tốt hơn nếu mức độ mà chúng ta hướng đến một cách có ý thức được giới hạn một cách cẩn thận."[54] Cố gắng ứng dụng những phép tính lợi ích vào mỗi hay từng trường hợp dường như dẫn tới một kết quả không khả thi nhất. Thực hiện nghiêm theo những nguyên tắc đã có ở cấp độ xã hội và khuyến khích những động lực phù hợp ở cấp độ cá nhân thì, vì vậy nó bị tranh cãi, dường như đạt được một kết quả tổng thể tốt hơn thậm chí nếu trong trường hợp cá nhân có những hành động sai khi được đánh giá dựa theo tiêu chuẩn của Chủ nghĩa thực tế hành động.

Adams mô tả học thuyết của ông bằng cách kể một câu chuyện hư cấu về Jack, một người yêu nghệ thuật, viếng thăm thánh đường Chartres. Jack bị lôi cuốn khi thấy, rất rõ ràng, mọi thứ trong thánh đường. Tuy nhiên, cũng có một vài thứ, bản thân chúng, không thu hút anh ấy nhiều. Nếu theo những nguyên tắc của những người theo Chủ nghĩa thực tế hành động, anh ấy lẽ ra nên bỏ mặc chúng. Dành nhiều thời gian trong thánh đường so với kế hoạch Jack dự định ban đầu làm cho Jack bỏ lỡ buổi trưa, buộc phải lái xe nhiều giờ trong đêm để về nhà, điều mà Jack rất ghét, và Jack không thể tìm được chỗ để nghỉ qua đêm. Adams tranh luận rằng Jack lẽ ra chỉ bỏ qua một số điều vô vị trong thánh đường nếu “Jack ít bị cuốn hút trong việc xem mọi thứ trong thánh đường hơn là tối đa hóa lợi ích”. Và nó là đúng để giả định rằng nếu sự yêu thích của anh ấy không có sự tôn trọng đó, thì chắc chắn Jack không thể vui khi viếng thăm thánh đường Chartres."[55]

Adams kết luận rằng “hành động đúng, theo tiêu chuẩn của những người theo Chủ nghĩa thực tế hành động, và động lực đúng, theo tiêu chuẩn của những người theo Chủ nghĩa thực tế mềm dẻo, là không thể đi đôi với nhau trong một số trường hợp."[56] Kết luận này bị bác bỏ bởi Fred Feldman khi ông tranh cãi rằng “những tranh cãi từ các kết quả về các vấn đề cần được xem xét của các công thức còn thiếu sót của những nhà tư tưởng theo Chủ nghĩa thực tế; động lực không đóng vai trò quan trọng trong nó…(và)… những tranh cãi tương tự cũng sẽ xuất hiện thạm chí khi Chủ nghĩa thực tế động lực không được xét tới và chỉ áp dụng Chủ nghĩa thực tế hành động."[57] Thay vào đó, Feldman đề xuất một biến thể của Chủ nghĩa thực tế hành động, cái mà không có sự mâu thuẫn với Chủ nghĩa thực tế động lực.